Phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái theo phương pháp Montessori. Việc học đọc và viết của trẻ được diễn ra một cách vô thức. Bằng cách cầm nắm các món đồ chơi, trẻ học được cách cầm nắm một cây bút như thế nào. Và trẻ học được cách viết từ việc vẽ nghuệch ngoạc trên giấy. Ngoải ra, bằng cách nghe những âm đầu của các từ, trẻ sẽ học được cách âm thanh kết hợp để tạo thành một từ. Bọn trẻ học cách đọc và viết một cách rất tự nhiên. Chúng học trong quỹ thời gian riêng của chúng và không có bất kỳ sự ép buộc nào cả.
” Bàn tay làm , bộ óc nhớ”
Một điều khá phổ biến trong phương pháp dạy Montessori là khi trẻ bắt đầu học luôn từ những việc cụ thể nhất rồi chuyển dân sang các khái niệm trừu tượng hơn. Trẻ càng biết các thực hiện hành động, viết vẽ bằng đôi tay mình thì mọi khái niệm, chữ viết càng dễ tiếp thu trong bộ óc của chúng.
Người lớn cũng y hệt như bọn trẻ vậy. Chúng ta càng tiếp nhận mọi thứ bằng các giác quan (nhìn, ngửi, nghe, chạm,..). Thì bộ não sẽ tạo ra nhiều kết nối thần kinh giúp ta hiểu được vấn đề nào đó hơn. Điều này hoàn toàn đúng với việc học chữ cái ở trẻ em. Ví dụ, một đứa trẻ học theo phương pháp Montessori sẽ học chữ cái “M” bằng cách nghe cách người lớn phát âm, nhìn hình dạng “M” như thế nào trên giấy, và chạm vào đường nét của chữ cái trêm mặt giấy. Việc học chữ cái như thế này không chỉ giúp trẻ nhớ được mà còn làm cho quá trình học trở nên hứng thú hơn.
Thay vì trẻ học bằng cách nhớ chữ B – Bánh. Thì ta sẽ dạy chúng học cách phát âm của từng chữ cái trước. Ví dụ, B phát âm là “Bê”. Trẻ em học cách phát âm từng chữ cái như thế sẽ giúp chúng dễ dàng kết hợp các ngữ âm từng chữ cái để tạo thành 1 từ hoàn chỉnh. Thay vì học và nhớ cả 1 từ như “Mèo” chẳng hạn. Thì chúng sẽ học các phát âm “M-E-O” trước và ghép các ngữ âm lại để tạo thành từ “Mèo’. Việc học như thế này sẽ luyện tập được thính giác và trực giác của đứa trẻ phát triển tốt hơn.
Tại Montessori trẻ con được học viết trước khi học đọc. Bọn trẻ có thể dễ dàng ghép các chữ cái lại với nhau để tạo thành một từ. Với việc học được các phát âm của từng chữ cái. Chúng dễ dàng học được cách tự tạo một từ mới cho riêng mình. Cách học tự tạo ra từ mới như thế này giúp bọn trẻ hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng của từng chữ cái trước khi viết được chúng và trước cả khi đọc được một từ trong sách, báo.
Mặc dù phương pháp này là phương pháp truyền thống ở đâu cũng áp dụng nhưng nó có những mặt lợi ích trước khi sẽ biết cách sử dụng dạng chữ in ấn. Việc rèn chữ viết trên giấy hay còn gọi là chữ thảo giúp trẻ thấy được cách các nét chữ nối nhau trên giấy như thế nào. Một câu được hình thành có độ dài như thế nào trên mặt giấy. Phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái này đặc biệt hiệu quả với những đứa trẻ bé có hứng thú đặc biệt lớn với việc vẽ vời.
Đầu tiên, khi trẻ làm quen với bản chữ cái. Chúng ta sẽ giới thiệu và cho chúng biết về các chữ cái đó phát âm như thế nào và không cho chúng biết được mặt chữ viết ra làm sao. Chúng ta có thể diễn những vở kịch nhỏ và chỉ điểm một số món đồ có chứa chữ cái được nói đến.
Việc lặp đi lặp lại này, giúp những đứa trẻ nhận biết và cảm thấy quen thuộc với phát âm của chữ cái đó. Khi bọn trẻ đã trở nên quen thuộc với phát âm của các chữ cái. Chúng ta sẽ tạo ra những trò chơi để giúp chúng nhớ tên các món đồ.
Mystery Bag là một trong những trò chơi kể trên. Chúng ta sẽ giấu các mòn đồ trong một chiếc túi và hỏi trẻ là. “Con có thể kiếm món đồ bắt đầu bằng “buh” không?”. Khi trẻ đưa tay tìm kiếm đúng món đồ vật (ví dụ như “bút” chẳng hạn). Thì điều đó đã chứng mình được rằng bộ óc trẻ đã lưu giữ hình ảnh của món đồ đó và nhớ được cảm giác khi chạm vào món đồ ấy.
Một điều cực kỳ quan trọng trong lúc chơi trò chơi là không được cố ý sửa sai đứa trẻ. Mà ta phải note lại những gì đứa trẻ có thể hiểu và nhớ. Và cố gắng hiểu hơn ý nghĩa và lý do đứa trẻ đưa bạn món đồ đó.
Khi trẻ có vẻ đã hiểu về nhiều chữ cái hơn, các giáo viên Montessori sẽ tạo ra một trò bao gồm với hai chữ cái và 1 set đồ vật đủ các loại. Trẻ có thể chọn bất kì đồ vật nào và sắp xếp chúng vào 2 khay cùng 2 chữ cái theo phát âm đầu của từng món đồ.
Ví dụ, ta có 2 khay đựng 1 khay đựng chữ cái “a” và khay đựng chữ cái “s”. Đứa trẻ có thể phân biệt được món đồ nào được bắt đầu bằng chữ cái nào và trẻ sẽ phân loại các món đồ vào hai khay. Với “a” chúng chọn “apple”, “s” chọn “spider”…
Phương pháp Montessori là gì? Vì sao cha mẹ nên chọn phương pháp này.
What is Montessori Method? Why parents should choose Montessori for their children?
Hotline: 0822040033
Facebook: fb.com/riverhousemontessori
Mặc dù hiện nay khái niệm về phương pháp Montessori đã được phổ biến rộng…
Trải qua một năm đầy sóng gió 2020, mọi người ai ai cũng gặp nhiều…
Địa chỉ: 5 đường 10, Bình An, Quận 2, TP.HCM (ngoài đường Trần Não) Tọa…
Là một trường mầm non tự hào với không gian mở và bầu không khí…
American Montessori Society (AMS) - Tiêu chuẩn AMS vàng về sự xuất sắc của những…
Lợi ích của phương pháp học Montessori Phương pháp Montessori mang đến cho trẻ…