Giáo dục trẻ sơ sinh. – Thái độ sống, thế giới quan, nhân sinh quan của cha mẹ như mưa dần thấm lâu, ảnh hưởng sang trẻ. Cha mẹ không nên đặt ra tiến độ quá gắt gao, cũng không nên so sánh trẻ với những đứa trẻ khác, chỉ cần theo sát bước tiến của con, để trẻ được lớn lên trong môi trường tràn đầy yêu thương và tự do.
MAHATA GANDHI. – Nhà lãnh tụ hòa bình và người anh hùng của nhân dân Ấn Độ từng nói: “Không có một ngôi trường nào tốt bằng gia đình và không có người thầy nào tốt như cha mẹ” ( There is no school equal to a decent home and no teacher equal to a virtuous parents)
Giáo dục trẻ sơ sinh – Thời kỳ nhạy cảm của trẻ em bắt đầu từ khi được sinh ra, do vậy Tiến sĩ Montessori nhấn mạnh, giáo dục cần được bắt đầu từ 0 tuổi và từ gia đình.
Cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ. Bởi vì cha mẹ không chỉ là người thường xuyên gần gũi với trẻ. Mà còn có quan hệ huyết thống, cha mẹ là người hiểu con cái nhất, nắm rõ tâm tư tình cảm của trẻ, sở trường, sở đoản, đam mê, sở thích, trí lực và thể lực của con trẻ. Trong quá trình sống cùng trẻ, qua sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ truyền dạy cho trẻ những kiến thức và kỹ năng sống cơ bản.
Khi giáo dục trẻ sơ sinh. – Có rất nhiều tranh luận cho rằng nếu “tôn trọng con trẻ” thì sẽ “nuông chiều làm hỏng trẻ”. Tranh luận xong mới phát hiện thấy “tôn trọng” và “nuông chiều” trẻ vốn là hai khái niệm khác nhau. Sai lầm mà các bậc cha mẹ thường mắc là vừa nuông chiều vừa không tôn trọng trẻ. Đặc biệt là ở các gia đình chỉ có một con, đứa trẻ càng được ông bà, cha mẹ nuông chiều hơn nữa.
Giáo dục trẻ sơ sinh. – Không chỉ chăm sóc và làm thay con mọi việc từ việc cho ăn, mặc quần áo đến dọn dẹp phòng… Người lớn còn nghĩ rằng làm như thế vừa đỡ mất thời gian vừa khỏi phiền phức bởi vì cho trẻ ăn, giúp chúng mặc quần áo và tắm rửa còn dễ hơn nhiều so với việc dạy chúng làm những việc đó.
Các gia đình có điều kiện thậm chí còn thuê người giúp việc làm thay trẻ mọi việc. Mỗi khi trẻ muốn tự làm việc gì thì liền bị người lớn mắng là không nghe lời. Cha mẹ nghĩ rằng, như vậy là yêu thương trẻ, mà họ không biết mình đang cản trợ sự phát triển của con, thậm chí là hại con.
Nếu cha mẹ làm thay trẻ mọi việc như thế không những không giúp trẻ. Mà còn tước đi quyền lợi cơ bản của trẻ. Người lớn cần phải nhớ rằng, trẻ không chỉ biết nghe lời một cách bị động. Mà là một con người đang sống, có ý thức độc lập. Tạo hóa đã ban tặng cho trẻ hai tay và bộ não, tay là để làm việc, bộ não là để suy nghĩ.
Ngoài ra, khi trẻ giúp cha mẹ sắp bát đũa, dọn dẹp nhà cửa… Trẻ sẽ cảm thấy mình là một thành viên trong gia đình. Trẻ bỏ chút thời gian ra giúp đỡ cha mẹ. Từ đó cảm nhận được niềm vui của việc giúp đỡ người khác và học cách hợp tác với người khác.
Để trẻ có một tuổi thơ vui vẻ, thoải mái và một tương lai tươi sáng, cha mẹ phải bỏ thời gian để giúp đỡ trẻ, giúp trẻ khôn lớn trưởng thành.
Cho dù cha mẹ tìm cho con bao nhiêu giáo viên giỏi, giúp trẻ thành công trên một số phương diện nào đó, thì những đứa trẻ thiếu thốn tình yêu thương, sự chăm sóc của cha mẹ vẫn là bất hạnh. Đối với con người thời hiện đại mà nói, thứ quý giá nhất là thời gian. Cho nên phải quý trọng thời gian và dành thời gian làm việc quan trọng nhất.
Khi bố mẹ nói rằng họ không có thời gian với con mình vì quá bận rộn.. Nói thẳng ra, trong tiềm thức của họ thứ họ coi trọng nhất là bản thân, sự nghiệp của họ, danh tiếng của họ, tương lai của họ, thậm chí có một số cha mẹ cho con học đàn, học vẽ… cũng chỉ là để đẹp mặt mình. Dành thời gian cho con không phải bà mẹ nào cũng làm được.
Ngày nay, nhiều gia đình có điều kiện thuê người giúp việc. Nên cha mẹ ít phải làm những việc nhà. Nếu cha mẹ để người giúp việc làm hết mọi việc của trẻ. Sẽ khiến trẻ không có cơ hội học các kỹ năng sống, đồng thời làm hạn chế sự phát triển của trẻ.
Yêu một người là thích ở bên cạnh người ấy.
Chúng ta luôn thấy những người đang yêu nhau thì lúc nào cũng muốn ở bên nhau. Nếu như một người chỉ cho bạn vật chất mà không dành thời gian ở bên bạn thì họ không thực sự yêu bạn. Tất cả những lời chống chế như “vì tương lai” hay ‘vì chúng ta” đều chỉ là lý do không thuyết phục. Đối với trẻ cũng vậy, nếu như bạn chỉ đáp ứng nhu cầu về vật chất cho trẻ. Mà không dành thời gian quan tâm chăm sóc theo dõi quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ. Thì bạn đã không làm tròn trách nhiệm của người làm cha làm mẹ.
Phương pháp Montessori và thời kỳ nhạy cảm của trẻ
Sensitive periods and Montessori method for children from 0 to 6 years
Hotline: 0822040033
Facebook: fb.com/riverhousemontessori
Mặc dù hiện nay khái niệm về phương pháp Montessori đã được phổ biến rộng…
Trải qua một năm đầy sóng gió 2020, mọi người ai ai cũng gặp nhiều…
Địa chỉ: 5 đường 10, Bình An, Quận 2, TP.HCM (ngoài đường Trần Não) Tọa…
Là một trường mầm non tự hào với không gian mở và bầu không khí…
American Montessori Society (AMS) - Tiêu chuẩn AMS vàng về sự xuất sắc của những…
Lợi ích của phương pháp học Montessori Phương pháp Montessori mang đến cho trẻ…